Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Thăng bằng trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tư 18, 2013, 3:49 pm




THĂNG BẰNG TRONG KHIÊU VŨ

Thăng bằng là gì?

Một vật thể được gọi là thăng bằng khi nó không chuyển động và tổng hợp các lực tác động vào nó bằng không. Một cái hộp nằm thăng bằng trên một mặt phẳng nghiêng vì trọng lượng của nó bị lực ma sát và phản lực từ mặt phẳng triệt tiêu.

balance1.gif


Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Tập tin đính kèm
balance2.gif
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Top-Line trong các điệu nhảy Standard

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tư 28, 2013, 3:10 pm



Top-Line trong các điệu nhảy Standard


Top-Line là gì?
Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Tập tin đính kèm
topline2.jpg
spine.gif
topline.jpg
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Khung và Đầu trong Standard

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng sáu 03, 2013, 12:11 am



Khung và Đầu trong Standard


Standard và những nguyên tắc

Khó có thể trả lời câu hỏi "Standard và Latin cái nào khó hơn?" nhưng tôi có thể nói rằng ở Latin có nhiều sự tự do còn ở Standard người ta cần phải theo những nguyên tắc. Một sai sót ở Latin có thể được nhanh chóng khắc phục, có thể khán giả và giám khảo không nhận ra, nhưng ở Standard thì sai sót dễ dàng được nhận biết hơn.

Ngay từ xa xưa, từ khi có con người, từ khi con người biết biểu lộ cảm xúc để có thể nhảy cẩng lên vui mừng, thì đã có nhảy tự do một mình. Sau đó để chia vui cùng đồng loại, con người có thể nắm tay nhau để nhảy đôi, nhảy ba, nhảy tập thể. Nhưng nhảy đôi ở tư thế của Standard như hiện nay, thì mãi đến thế kỷ 17 mới xuất hiện, thậm chí nó còn bị chống đối, bị cho là khiếm nhã khi ra đời. Và cùng với sự tiến triển của nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tạo hình, tư thế và khung của nhảy đôi trong Standard phát triển cho đến ngày hôm nay. Có thể thấy rằng cái cách, cái tư thế nhảy đôi của Standard không phải do tự phát mà có. Nó đòi hỏi phải theo những nguyên tắc mà con người đã đặt ra, áp dụng thử, và hoàn thiện nó qua thời gian cho đến nay.

Do vậy khi nhảy Standard, bạn không thể tự phát được, mà phải theo những nguyên tắc của nó như khung, đầu, vị trí đặt tay....

Khung (Frame)

Trong nhảy đôi, khi hai cá thể trở thành một, thì Frame của đôi nhảy là quan trọng bậc nhất. Frame là khung kết nối, là hình dạng hợp nhất của hai vũ công, mà qua đó họ được ghép thành một khối duy nhất khi nhảy cùng nhau. Không có Frame thì không còn là nhảy đôi Standard, mà chỉ là hai cá thể vũ công nhảy riêng biệt gần nhau.

Tất cả mọi thứ người ta dạy về Standard đều được bắt nguồn và xây dựng trên Frame. Nó là nền tảng cho sự chuyển động, cho sự thăng bằng, cho sự dẫn và theo, cho sự diễn đạt cảm xúc theo âm nhạc ...

Nhờ vào Frame, đôi nhảy hợp thành một khối thống nhất, nó xác định đâu là trung tâm đôi nhảy để từ đó biết được đường trọng lực mà giữ thăng bằng. Nhờ vào Frame, đôi nhảy thông tin nhau, kết nối nhau để cùng nhau chuyển động chứ không phải lôi kéo nhau. Nhờ vào Frame, đôi nhảy có thể diễn tả nét mượt mà của Waltz, hay sự bi tráng của Tango.

Frame không cứng ngắt, không cố định như một khung gỗ hay bê-tông, mà nó có thể thay đổi linh hoạt trong phạm vi của nó ở từng tư thế. Frame là sự kết nối đầy cảm xúc, cảm giác chứ không thuần túy chỉ là một kết nối vật lý của cơ thể. Thật sai lầm nếu người nam cố ghìm chắt người nữ trong tay để tạo một frame ổn định. Frame ổn định không phải có được bằng cách dùng cơ bắp giữ chặt nhau, mà là do sự nhận biết qua cảm xúc của mỗi người trong việc duy trì sự kết nối. Đó là một sự kết nối động chứ không phải là một sự kết nối tĩnh. Lấy thí dụ như khi "dẫn", người nam không phải dùng cơ bắp để lôi kéo bạn nhảy, mà ý thức rằng mình đang di chuyển một Frame hợp nhất trong đó có bạn nhảy và có chính mình. Và người nữ, do việc nhận biết Frame đang di chuyển, mà "theo". Đây là một khác biệt lớn nhất giữa đôi nhảy chuyên và không chuyên.

Người nam không xâm phạm không gian riêng của người nữ và ngược lại. Mỗi người đều có không gian riêng của mình trong Frame. Thí dụ khi thay đổi vị trí với nhau, đôi nhảy không đổi chỗ cho nhau bằng cách đi xuyên qua nhau, xâm phạm không gian riêng của nhau. Họ vẫn giữ vững Frame, và di chuyển Frame để đến vị trí mong muốn. Cần nắm vững nguyên tắc này trong mọi chuyển động, chuyển đổi tư thế trong các điệu nhảy Standard. Lấy thí dụ trong bước Open Impetus, khi người nữ passing qua nam rồi chuyển người sang tư thế Promenade, họ hoàn toàn không hề xâm phạm không gian riêng của nhau, và họ luôn có sự linh hoạt, mềm dẻo trong không gian riêng của mình.

Vai của nam và nữ trong Frame luôn được giữ song nhau, ngoại trừ ở tư thế Promenade có dạng chữ V.

Đầu (Head position)

Bạn thử để ý hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm nhau, họ ôm nhau trong tư thế nào?

Hình ảnh

Vâng, khá giống tư thế trong Standard, họ đứng lệch nhau sang phải một chút (tại sao không lệch nhau sang trái nhỉ? có thể do con người thường thuận phía phải hơn phía trái). Hai má họ song song nhau, đầu mỗi người theo hướng riêng, có không gian riêng.

Đầu trong tư thế Closed Position ở Standard cũng tự nhiên như vậy, đôi nhảy có hai má cũng song song nhau và đầu mỗi người có không gian riêng, nhìn theo hướng riêng.

Có người cho rằng vị trí đầu thường chỉ để tạo dáng, và họ di chuyển đầu theo cái cách họ cho là đẹp. Thật ra không phải như vậy, đầu đóng vai trò quan trọng không kém các phần khác của cơ thể trong việc tạo thăng bằng cho đôi nhảy. Bạn thấy rằng đôi nhảy đứng ở tư thế không trực diện nhau mà lệch sang phải nhau, cho nên sự cân bằng đi theo hướng chéo nhau, chứ không phải theo hướng trực diện nhau. Và cái cách đầu người nữ hơi ngã theo hướng chéo này, cùng với phần thân trên lên cao và hướng ra ngoài, áp vào cánh tay phải của nam, cũng là một cách để tạo sự thăng bằng.

Trong tư thế Closed Position và Outside Partner, đôi nhảy có vai song song nhau và đầu họ cân bằng theo hướng chéo nhau, hai má song song với nhau.

Trong tư thế Promenade, thân và vai đôi nhảy theo dạng chữ V, đầu của họ cũng vẫn mở sang bên trái để có thăng bằng, chỉ có khác một chút là do hai người cùng nhìn về một hướng, cho nên đầu người nữ xoay lại một chút - xoay chứ không nghiêng qua nghiêng lại - để theo hướng nhìn mới.

Người ta thường nói đầu của đôi nhảy được giữ hướng theo quy tắc "Nose & Toes": mũi của nữ hướng theo ngón chân phải, và mũi của nam hướng theo ngón chân trái. Bạn thử kiểm tra lại ở các tư thế Closed Position, Outside Partner và Promenade Position xem có đúng không.

Vị thế đầu của người nữ rất linh hoạt, đôi lúc nó ra sau một chút hay đến trước một chút, góp phần với Top-line của đôi nhảy để thực hiện việc kiểm soát động lực, nhất là ở những bước xoay. Nếu giáo viên của bạn dạy rằng đầu bạn phải ở đây, phải như thế này... thì bạn nên hiểu rằng đó chỉ là điều tương đối: đầu bạn không cứng ngắt ở một vị trí cố định mà nó linh động để góp phần vào việc giữ thăng bằng cũng như điều khiển các động lực của chuyển động. Dù ở vị trí nào thì đầu người nữ cũng không cúi xuống, hoặc nghiêng lệch sang một bên vai. Nó phải liền lạc với đường cong cột sống, tạo cho vũ công có hình dáng đẹp, cân đối và thăng bằng.

Xem Mirko & Alessia trình bày về tư thế đầu trong các điệu nhảy Standard

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminhha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Body Stretching in Ballroom

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng sáu 14, 2013, 12:37 pm



GIÃN THÂN TRONG BALLROOM
Body Stretching in Ballroom



Một động tác không thể thiếu trong Ballroom là việc giãn thân. Đây cũng là một tiêu chí mà giám khảo đánh giá bài nhảy của bạn trong các cuộc thi. Bạn sẽ không thể có điểm cao nếu thân thể bạn không có những động tác uyển chuyển này. Giãn thân có nghĩa là kéo dài cơ thể ra, từ ngón chân lên đến vai đầu, làm cho cơ thể có một đường nét chính (gọi là line). Khi giãn người để tạo nên một "line" (line này có thể thẳng hoặc cong), đôi nhảy sẽ có hình dáng đẹp hơn, có tư thế cân bằng hơn.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Tập tin đính kèm
promenade.jpg
hover.png
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminhha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi khng » Tháng sáu 24, 2013, 6:54 am

Đúng là để giữ thăng bằng thì cần tập nhón đứng trên mũi chân - càng nhiều càng tốt. Tiếp theo là vẫn động tác chân như vật, ta quay, lắc hông và thắt lưng (thả lỏng) trong khi tay vẫn giơ ngang giữ thăng bằng.
Thế tốt hơn nhiều so với việc múa tay, vặn sườn.
RANDOM_AVATAR
khng
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Tháng năm 01, 2013, 8:47 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Tập đứng, tập đi trước khi tập nhảy

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng sáu 27, 2013, 3:33 pm



Tập đứng, tập đi trước khi tập nhảy

Vâng, từ bé chúng ta cũng đã như vậy rồi. Khi gần tròn thôi nôi, chúng ta đã phải tập đứng. Phải mất một thời gian dài để đứng vững vàng rồi thì lại tới thời kỳ chúng ta phải tập đi. Có biết đi rồi thì ta mới có thể chạy được, nhảy được. Nhìn các bé có khi chưa đứng được vững, đã vội chạy đến mẹ, bị té lăn ra sàn nhà rất tội nghiệp.

Trong khiêu vũ cũng vậy, cũng không có gì khác: ta cũng phải tập đứng, rồi tập đi mới đến tập nhảy. Thường khi nếu chúng ta chưa đứng được, chưa đi được, nhưng lại thích tập nhảy hơn. Kết quả chúng ta dìu nhau rất khó khăn, vật vã trên sàn, và có đôi lúc ra về với móng chân bị dẫm bong ra và rướm máu.

Bài viết này không có ý định hướng dẫn kỹ thuật đi và đứng, mà chỉ đưa ra một hình ảnh khái quát giúp cho các bạn ý thức được tầm quan trọng của việc đứng, việc đi trước khi ta học nhảy.

1. Tập đứng

Hai bạn vào tư thế Closed position, giả định là cho swing dance (như Foxtrot hay Slow Waltz), kiểm tra lại tư thế bàn chân, tiếp xúc hông, ngực, vai, đầu. Kiểm tra lại khung có đúng chưa, tay có bị xệ không, vai có bị nhô cao không, đầu có thẳng chưa, v.v.... Giữ vững tư thế này cho hết một bài nhạc. Nghỉ và tập lại với những bài nhạc khác. Có tư thế đứng đẹp và thăng bằng thì khiêu vũ mới đẹp được. Tập sang các tư thế khác như Promanade Position, Whisk.

closed_position.jpg


2. Tập đi

Tập đi một mình: Các vũ công hàng đầu thế giới hàng ngày vẫn phải tập đi. Nếu bạn không tập luyện thường xuyên và đúng cách, bạn sẽ chẳng bao giờ đi được mượt mà như thế này



Sau khi tập đi một mình, đề nghị bạn vào đôi ở tư thế closed position, đứng thẳng người, hai bàn chân song song cách nhau khoảng một tấc hay ít hơn. Bây giờ chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái và lưu ý rằng các khối trên của cơ thể cũng phải di chuyển theo. Vâng, phần thân trên bạn chỉ chuyển động có một chút thôi, nhưng điều này rất quan trọng vì nó là tín hiệu báo cho bạn nhảy biết là bạn đã chuyển trọng tâm, và bạn nhảy xác định được bạn sắp bước đi bằng chân nào. Nếu bạn nhảy của bạn không nhận ra điều này thì hai người sẽ đi không đồng bộ nhau, hậu quả là gót giầy nặng nề của bạn sẽ có cơ hội đặt lên các ngón chân mềm mại của bạn nhảy. Như vậy nam hãy nhớ rằng: để tai nạn này khỏi xảy ra, điều quan trọng là "phải thông tin cho bạn nhảy biết chân nào của bạn sẽ bước đến". Bài tập là chỉ đứng yên một chỗ, chuyển trọng tâm qua lại nhiều lần trên hai chân và kiểm tra lại xem bạn nhảy của mình có nhận biêt được không.

When we think about Ballroom Dancing, we have to understand that all the Ballroom Dancing are based on walking
Bill Irvine
(Khi chúng ta nghĩ về khiêu vũ ballroom, chúng ta phải hiểu rằng tất cả các điệu nhảy ballroom đều được dựa trên bước đi bộ)
Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu bước đi nhé. Lúc này người nữ có thể rùng mình khiếp đảm khi nghĩ rằng các ngón chân của mình có thể tiếp nhận gót giầy của người nam lao đến với vận tốc khá nhanh, và mang theo nó một trọng lượng khủng có khi lên đến sáu bảy chục kí, đôi khi còn nặng hơn. Vâng! thật khủng khiếp nếu phải ra về với các móng chân bị bong ra còn bàn chân thì đầy máu!

Nhưng bạn nữ hãy yên tâm, bạn không nên vào sàn tập với đôi giầy boot bảo vệ đôi bàn chân. Điều gì cũng có cách khắc phục! Bạn có biết rằng tốc độ của chiếc xe motor giờ đây đã lên đến trên 300km/h, nhưng trước khi nó đạt được vận tốc này thì nó vẫn cần một khoảng thời gian. Đây là điều điên đầu của các nhà sản xuất vì hiện tại họ không thể nào rút ngắn khoảng thời gian này hơn được nữa. Bạn nhảy của bạn cũng vậy, có bước nhanh và mạnh cở nào thì họ vẫn rất chậm lúc khởi đầu, và chắc chắn có dấu hiệu khi họ bắt đầu bước. Bạn có đủ thời giờ để cảm nhận nó, cảm nhận chuyển động được của nam khi họ sắp bước và bắt đầu bước, và bạn bước theo nó. Chân của nam và chân của bạn sẽ di chuyển đồng bộ với nhau. Việc dẫm chân nhau sẽ không xảy ra. Cảm nhận thân thể của bạn nhảy luôn là điều quan trọng trong Ballroom.

Bây giờ ta bắt đầu bài tập "đi" nhé, bạn thả tay ra và giữ lại tiếp xúc hông, buông tay xuống để nó có thể tự do đong đưa khi bạn bước. Giờ thì không còn phải tập giữ khung nữa nên mọi tập trung của bạn sẽ dồn vào việc cảm nhận bạn nhảy của mình. Hãy bước đến hai bước rồi lui lại hai bước. Bước tới theo cách "gót chân - bàn chân" và bước lui theo cách "mũi chân - bàn chân". Nhớ đừng nhấc bàn chân lên khỏi sàn. Bước thật chậm để cho bạn nữ cảm nhận chuyển động của bạn: hông, thân, đùi, đầu gồi...Sau đó nhanh dần lên một chút. Lúc đầu bạn sẽ thấy bị vướng víu rất khó chịu và dễ mất thăng bằng. Những hãy cố gắng lập lại bài tập này cho đến khi bạn cảm thấy nó thật thoải mái giống như đi bộ bình thường. Hai gối, hai bàn chân sẽ không còn đụng nhau mà nó tiến lui đồng bộ nhau. Tập cho đến khi bạn nam có thể thốt lên là bài tập quá dễ dàng trong khi bạn nữ thấy không còn nỗi sợ bị toẹt móng chân nữa. Nếu cao hứng các bạn có thể vào khung, cùng nhau đi khắp phòng, chẳng cần đến bất cứ một vũ hình nào. Lúc này dường như bạn đã vô tình luyện xong một bí kiếp mang tên "Feet Tracking" trong Ballroom, bạn có khả năng luôn cảm nhận được vị trí của bạn nhảy của mình. Đôi nhảy của bạn đã có khả năng biến hai cơ thể riêng biệt thành một khối thống nhất, điều cơ bản nhất, quan trọng nhất trong khiêu vũ Ballroom.


Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Mỗi tuần một đề tài - Hold the One

Gửi bàigửi bởi Prebronzer » Tháng bảy 14, 2013, 6:50 am

Hơn 20 năm trước, khi bắt đầu làm quen International Rumba, Pre nhớ trong lớp học, thày giáo luôn nhắc học sinh : Không bước vào 1 , mà 2 mới bước , đó mới là Rumba Quốc tế. Mọi người sao cứ vào ở 1?

Ngày nay, Pre thấy lỗi không phải thuộc về người học mà lỗi thuộc về người thày.

Phản xạ tự nhiên, người dễ nghe và nhận ra phách 1, vì nó nổi trội và tự nhiên người ta bước trên nó.

Rất may ngày nay, nhiều tài liệu, nên nếu chịu khó đọc thì cũng tìm những phương pháp sư phạm tốt.

Chẳng hạn theo Water Laid, ông viết bắt đầu (cho nam) ở phách 1, nhưng thay vì việc tiến chân trái là bước sang ngang chân phải, rồi mới tiến chân trái ở 2. Điều này giúp học viên chuyển động tự nhiên, tránh sự vào nhầm phách 1.

Vấn đề nhầm phách không chỉ ở ta.

Nhân đọc cuốn :
Rumba của Shirley Ayme , Fellow & Examiner

Có một chương ngắn viết về đặc điểm các loại Rumba, mà ta hay nhầm lẫn.
Thấy thú vị Pre up nguyên văn để bà con tham khảo :

CHAPTER 4 - "HOLD THE ONE"

"A KEEN SENSE OF RHYTHM CAN BE DEVELOPED OR IMPROVED BY PROLONGED LISTENING TO CORRECT MUSIC"
M . PIERRE




ANY CAPTIVATING tunes have been given the "Rumba Beat" treatment - that is a heavy 4th beat Ballard style music can easily be transformed into Rumba.

One of the most difficult aspects of learning International Rumba (4/4 ), is starting on the 2nd beat. This is especially so for American Rumba dancers who are used to starting on beat 1 .
International Rumba is danced with the feet moving on beats 2 , 3 and 4, and not on beat 1 which is held .
Latin-American music has a more complex rhythm than ballroom, and hearing the beat requires practise . Paramount is finding music with a strong, clearly defined beat.

Although rhythm and timing are related , they are not the same. Timing refers to the number of beats in the bar, and the number of times we move to those beats. Rhythm which starts with timing , incorporates the way beats are accented .
You must dance to the beat - the instruments that are providing the strikes in the background of the melody. Never listen to the music for the words or melody if you do not have a keen sense of rhythm, or find it hard hearing the beat . For practise , listen to music at home . Sit at a table with a pencil, and every time you hear a heavy beat, tap the table . Now stand up with the feet slightly apart, placing your weight on the RF counting 1 2 3 4 to the beats. Now change your weight to the LF counting 1 2 3 4. Now change your weight to the RF counting 1 , and
dance the Basic Movement commencing with the L F counting 2 3 4 1 . In advanced work, learn to distinguish the 8 quavers, not the 4 beats in the bar, and dance the body to all 8 counts.


Note : Although it is not present in all Rumba music, the most important single rhythm in Latin-American authentic music is the clave {pronounced klah-veh) , which originates from African religious ceremonies . The clave beat is a group of five notes (Cinquillo) beaten over two bars . It is this grouping which resonates deep emotional expression.

docco tạm dịch:
Chương 4 - "Dừng ở MỘT"

"Một cảm nhận nhạy bén về nhịp điệu có thể được phát triển và hoàn thiện bằng cách thường xuyên lắng nghe đúng nhạc"
M. PIERRE
     
                 
Bất kỳ một giai điệu quyến rũ nếu được đánh theo kiểu Rumba - nghĩa là đánh phách 4 mạnh - thì một nhạc ballad có thể dễ dàng chuyển đổi thành nhạc Rumba.

Một trong những cái khó nhất của việc học Rumba quốc tế (4/4) là bắt đầu bước ở nhịp 2. Điều này đặc biệt đúng cho các vũ công Rumba Mỹ đã thường bắt đầu nhảy ở nhịp 1.

Rumba quốc tế được nhảy với chân di chuyển ở các nhịp 2, 3 và 4, và dừng ở nhịp 1.

Âm nhạc Mỹ Latinh có nhịp điệu phức tạp hơn so với âm nhạc của Ballroom, và để nghe được nhịp của nó thì cần phải tập. Quan trọng nhất là tìm loại nhạc có phách đánh mạnh và rõ ràng.

Mặc dù nhịp điệu (rhythm) và nhịp (timing) có liên quan với nhau, nhưng chúng không giống nhau.
Nhịp nói về số phách trong một bar, và số lần chúng ta di chuyển ở các phách này.
Nhịp điệu bắt đầu với nhịp, kết hợp thêm với cái cách các phách được chơi mạnh nhẹ như thế nào.

Bạn phải nhảy theo phách - tiếng đánh bởi các nhạc cụ trong nền nhạc melody.

Đừng bao giờ nghe nhạc bằng cách nghe lời hát hay melody (tiếng nhạc cụ xướng cao thấp theo lời hát) khi bạn chưa có được một cảm nhận nhạy bén về nhịp điệu, hoặc bạn khó nghe được phách nhạc.

Để thực tập, bạn nên tập nghe nhạc ở nhà. Ngồi ở bàn với một cây bút chì, mỗi khi bạn nghe một phách mạnh, hãy gõ vào bàn một cái. Bây giờ đứng lên, hai bàn chân hơi dang ra, đặt trọng tâm trên chân phải, đếm 1 2 3 4 theo các phách. Xong chuyển trọng tâm sang chân trái và đếm 1 2 3 4. Xong chuyển trọng tâm sang chân phải và đếm 1, rồi bắt đầu nhảy bước Rumba cơ bản bằng chân trái và đếm 2 3 4 1.

Cao hơn, ta tập nghe phân biệt được 8 móc-một (quaver), không phải là 4 phách trong một bar nữa, và tập nhảy theo 8 móc-một này.

Lưu ý: Mặc dù không có trong tất cả các nhạc Rumba, một nhịp điệu riêng biệt quan trọng nhất trong nhạc Mỹ Latinh chính gốc là clave, đọc là (cờ)-la-ve, có nguồn gốc từ nghi lễ tôn giáo châu Phi.

Các tiếng gõ của clave gồm 5 tiếng (gọi là cinquillo) trong 2 bar nhạc. Nhóm tiếng gõ clave này thể hiện lên những cảm xúc sâu sắc.

_____________________________________________________________________________________________________________
Clave có 2 cách đánh:

  1. Cách đánh 3/2 (còn gọi là clave thuận: forward clave): 1 & 2 & 3 & 4 & 5 & 6 & 7 & 8

  2. Cách đánh 2/3 (còn gọi là clave đảo: reverse clave): 1 & 2 & 3 & 4 & 5 & 6 & 7 & 8
RANDOM_AVATAR
Prebronzer
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
88%
 
Bài viết: 94
Ngày tham gia: Tháng ba 30, 2012, 5:34 am
Đến từ thành phố: Hanoi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khieu vu, khiêu vũ, dance, dancesport, ballroom

Double Reverse Spin - Mỗi tuần một đề tài

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tám 18, 2013, 12:41 pm



Double Reverse Spin, một vũ hình kinh điển



Đây là bước kinh điển do hai bậc tiền bối là Maxwell Stewart và Barbara Miles sáng tác rất sớm từ năm 1924, và được ISTD xếp vào nhóm Bronze của Waltz và Quickstep từ đó cho đến nay. Tuy nằm ở nhóm "sơ cấp" nhưng nó vẫn được xem là một bước khó ngay cả đối với những người chơi khiêu vũ nhiều năm. Đối với IDTA thì Double Reverse Spin của Waltz được xếp vào nhóm Gold. Vũ hình Double Reverse Spin cũng thường chơi trong Foxtroit.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Outside Partner Positions

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tám 21, 2013, 3:25 pm


Outside Partner, những tư thế cần lưu ý trong ballroom


Ngoài hai tư thế thông thường Closed Position (CP) và Promenade Position (PP) thì Outside Partner Position (OP) là tư thế ta cũng hay thường gặp trong ballroom.

IMG_1069-58badd4c3df78c353c5845f0.jpg

Outside Partner Position


Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Tập tin đính kèm
wrongoutside-partner.jpg
OutsidePartner.jpg
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Đóng chân trong Standard, dễ hay khó?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tám 31, 2013, 12:25 pm



Đóng chân trong Standard, dễ hay khó?


Nếu bạn hỏi câu này với bất cứ một học viên nào, dù chỉ mới tập Standard, thì hầu hết sẽ trả lời rằng "đóng chân thì có gì là khó?", và họ có thể giải thích cho bạn biết rằng đóng chân là đưa chân này về sát chân kia. Vâng, động tác đóng chân, tạm dịch là "closing of the feet", đại khái là như thế.

feetclosure.jpg


Nhưng bạn có biết rằng nếu đóng chân dễ dàng như thế thì tại sao các vũ công trong thi đấu thường hay bị mắc lỗi "bad closing of the feet", và nó cũng là một điểm mà giám khảo thường hay soi các thí sinh trên sàn nhảy?

Đóng chân, không khó, nhưng nếu không được lưu ý ngay từ thưở ban đầu mới tập Standard hoặc không được thầy dạy chỉ bảo, sẽ rất dễ dàng dẫn đến thói quen xấu đóng chân một cách cẩu thả, rất khó bỏ sau này. Đóng chân để tạo ra một bước chân đẹp, một hình ảnh đẹp tự nhiên, hai bàn chân nên song song nhau, mũi sát mũi, gót sát gót.

Đóng chân không chỉ đơn thuần là đưa chân này về sát chân kia. Nguyên tắc của việc đóng chân là mặt phẳng đóng chân của hai người phải song song với nhau, không song song thì không thể có thăng bằng tốt, vì đóng chân tạo ra sự xê dịch trọng tâm. Đóng chân sai cách sẽ làm gia tăng thêm moment xoay, trung tâm chung không còn vì trung tâm riêng mỗi người bị tách ra, tạo ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng khi chuyển động. Do không để ý tập đóng chân, một số các vũ công khi thi đấu Viennese Waltz thường mắc lỗi "bad closing of the feet", cho dù lúc đó họ biết như thế, nhưng họ cũng không thể đóng sát chân được, vì họ bị vấn đề thăng bằng trong chuyển động. Do vậy tập đóng chân không đơn thuần là kéo sát hai chân vào nhau mà nó còn liên quan đến việc giữ thăng bằng, đến việc chuyển trọng tâm cùng hướng, cùng lúc, đúng lúc.

Đóng chân trong Standard không khó, nhưng lại là lỗi ít được thầy để ý và thường hay mắc phải trên sàn nhảy. Các bài tập hướng dẫn sau đây của đôi nhảy đương kim vô địch thế giới sẽ giúp bạn cải thiện việc đóng chân

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.


Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron